|   |   |   |   | 
  |     |     In

Nâng niu
bàn chân… cùi
 
Khi chọn tựa đề bài này, tôi không dám lấy câu slogan của hãng Biti’s chuyên sản xuất giày dép của Việt Nam : “Nâng niu bàn chân Việt”. Tôi chỉ muốn nói đến công tác phục vụ và nâng niu những bàn chân phong cùi, của một số đông những người làm thiện nguyện, trong đó có 4 người mà tôi nhắc đến trong câu chuyện sau đây, đó là sơ Tr., anh Tân, anh A Vêng và anh A Long.
 
Sơ Tr. không muốn nói về mình. Trong buổi gặp, sơ kể :
- Anh Tân là một bệnh nhân phong, người kinh, đã được chữa lành và trở về địa phương. Trong thời gian chữa bệnh tại Trại Điều trị Quy Hòa, Quy Nhơn, anh đã được học nghề may giày dép dành riêng cho bệnh nhân phong. Nghe nói khu điều trị phong Quy Hòa là nơi duy nhất tại VN có xưởng may giày dép cho bệnh nhân phong. Khi trở về địa phương, không tìm ra công việc cho nghề mà mình đã học, anh đi làm thuê làm mướn khắp nơi, làm bất cứ việc gì trong khả năng của mình. Cũng may cho anh, anh đã được điều trị sớm trong thời kỳ mắc bệnh phong, nên tứ chi còn nhiều khả năng lao động. Điều khó khăn bây giờ chỉ là những cái nhìn kỳ thị, lo ngại của những người chung quanh anh mà thôị Sau khi chống chỏi và thắng lướt được căn bệnh hiểm nghèo, không phải là nạn nhân không còn rào cản nào nữa khi trở về hòa nhập lại với xã hộị
 
Thời gian các sơ giúp tìm và chăm sóc bệnh nhân phong người dân tộc thiểu số đã kéo dài rất lâụ Nghe đâu từ thủa mới lập Dòng ở Cao nguyên, vào những năm cuối của thập kỷ 60, thế kỷ trước. Cũng như những người giúp đỡ bệnh nhân phong khác, sơ Tr. trăn trở về vấn đề đi lại khó khăn của họ, nên quyết tâm thực hiện ý nguyện sơ hằng ấp ủ: mở một xưởng may dép cho người phong. Ban đầu, sơ cũng gặp nhiều lời bàn ra, ái ngại, sợ không làm nổị Tuy nhiên, đã quyết chí thì sơ phải làm cho bằng được. Vả lại, sơ tin rằng nhờ ơn Chúa soi sáng, đồng thời nhờ sự siêng năng cần mẫn, ham học hỏi của mọi người cộng sự, những khó khăn ắt sẽ tự lùi bước. Sơ cho tìm anh Tâm đến làm thợ chính. Sơ mời ông Huyền Linh (cộng tác viên của chương trình Handicap International trong dự án quốc tế Leprosy Projet của Bỉ) lên thăm và chỉ bảọ Ông Huyền Linh chính là cha đẻ của loại giày dép đặc biệt dùng cho bệnh nhân phong cùi ở Quy Hòa và hầu như khắp Việt Nam. Sơ đích thân cùng thợ đi về Quy Hòa quan sát, học hỏi trước khi bắt tay vào việc.
A Vêng và A Long là 2 người dân tộc thiểu số Banar ở Kontum, chấp nhận học nghề này và đã trở thành 2 anh thợ đắc lực.
Căn nhà tôn thấp lè tè khiêm tốn nằm ở góc làng Plei Chuoet 2 là “xưởng”, gọi là “xưởng” mà vỏn vẹn chỉ 15 mét vuông, dù được cố gắng sắp xếp ngăn nắp gọn gàng nhưng không tránh khỏi cảnh chật chộị Các kệ chất ngập những tấm mouse cao su đen, da thuộc, thạch cao, khuôn đúc, “form” đủ kiểụ
Góc bên kia là chiếc máy may chuyên dùng may giày, cạnh đó là bàn cắt, khuôn ni đủ thứ. Góc bên này là máy mài có động cơ điện, để mài nhẵn hoặc làm sạch các phần của dép trước khi dán keo, làm đế.
Tôi đến thăm xưởng vào buổi chiều, dưới cái nắng hè oi bức, vừa bước vào xưởng là bị hơi nóng ngộp ập xuống ngườị Hai anh thợ đang cắm cúi làm việc, gật đầu chào tôị Tôi mỉm cười với họ, muốn nói 1 câu xã giao bằng tiếng Banar nhưng chịu thua, vì chỉ biết dăm câu xã giao ngăn ngắn bằng tiếng Jarai mà thôị
Các anh nói tiếng Kinh khá tốt, đọc và viết tốt.

 
May quai dép sau khi đo, góc xa là những “ bàn chân”
 
Các anh lúng túng nhìn tôi, cố tìm một cái gì đó khả dĩ để mời tôi ngồi, nhưng không có. Chật chội và nóng nực. Chiếc quạt đứng góc nhà như lùa thêm hơi nóng vào người tôị
Anh A Vêng nói với tôi :
 
- Thông cảm nghe, nhà chật quá mà! Không có cái gì ngồi được để mời anh.
 
Tôi cười :
- Hê! Có gì đâu! Tôi đứng xem các anh làm cũng được rồi, một lát thôi mà! Các anh ngồi cả ngày chưa than khổ, tôi thì một chút rồi về mà, không sao! Tôi xem rồi học một ít việc của các anh vậy mà…
 
Tôi mở máy ảnh chụp mấy công đoạn làm việc của hai anh. (Hôm nay anh Tân có việc phải về thăm nhà nên không gặp được.) Sau đó anh A Vêng giải thích:
 
- Anh biết đó, chân người cùi không ai giống ai cả. Mà hai chân của mỗi người cũng khác nhau nữa, cụt, rụng, lỗ đáo (lỗ ăn sâu vào da thịt, vết thương từ đó mà lở lói ra dần) khác nhau, nên may dép giày phải đi lấy khuôn của từng bàn chân.
 
Rồi anh kể các công đoạn từ đầu:
 
 
Khuôn từng bàn chân được làm, mang từ làng về
 
- Chúng tôi đi theo các sơ vào làng có người cùi, tập trung họ lại, chăm sóc và rửa vết thương của họ cho sạch. Sau đó, đắp lên chân họ một lớp thạch cao lót sẵn lớp băng dày đã thấm nước, gần như cách băng bột khi gãy chân. Đợi khi vừa “dốt dốt”, nghĩa là khô mà chưa kịp cứng, lấy kéo cắt đôi để họ rút chân ra, như cởi chiếc giày ống vậỵ Kế đó, dán khuôn lại như trước, đề tên bệnh nhân và ghi rõ chân phải hay chân trái, vì nhiều khi, hai chân cụt rồi “hóa giống nhau”. Mỗi buổi làm khuôn được cho khoảng 10 người là nhiều rồị Xong cho vào bao tải, vác về nhà, phơi tiếp cho khô…Công đọan kế tiếp là  quấy thạch cao đổ vào khuôn. Khi gỡ khuôn ra, mình sẽ có 1 cái chân thạch cao giống hệt cái chân bệnh nhân, từ mắt cá xuống…(Nghe tới đây tôi liên tưởng đến các điêu khắc gia đang nhân bản tượng ảnh!)…Cái chân mẫu này phía trên có cắm một đoạn sắt, để dễ dàng cầm, hoặc kẹp vào ê-tô để làm nguội, và phơi nắng cho khộ Và đây là căn bản để lấy ni, đo quai, cắt đế cho phù hợp. Quai được may bằng da thuộc, có may thêm lớp vải dính (velcro), chứ không gài móc hoặc xỏ dây, và tùy sự so le chân do bệnh, có đôi chiếc này dày hơn chiếc kia đến hai phân! Thậm chí có đôi tôi thấy lệch nhau hơn ba phân. Có nhiều bàn chân không còn bình thường, mặt phẳng tiếp xúc với đế dép bị vênh váo, không đều, thợ phải nung nóng khuôn thạch cao, ép vào phần mousse làm đế, cho được một mặt tiếp xúc tương ứng đều với bàn chân, tránh được nhiều đau đớn cho bệnh nhân và giúp họ dễ giữ thăng bằng.
Nhìn mớ thành phẩm, tôi buồn cười, vì có lẽ không nơi nào ngoài chỗ này với xưởng Quy Hòa có những đôi dép, đôi giày lạ lùng như thế, chả chiếc nào giống chiếc nào, chẳng đôi nào giống đôi nào…

 
Những bàn chân bằng thạch cao đang chờ lấy ni quai
 
Góc kệ có một số form gỗ dùng để đóng giày dép bình thường, nhưng có lẽ sẽ nằm đó vĩnh viễn mà không được dùng tới…”chúng sẽ mục nát trong cô quạnh !” tôi thầm nghĩ.
Như thế khi muốn làm được một đôi giày hay  dép, thợ mất một ngày đi đo ni lấy cỡ, mấy ngày đúc khuôn, mài dũa, đo, cắt, dán, rồi thêm một ngày trở lại làng, tìm bệnh nhân để phát và hướng dẫn cách sử dụng….
Tôi được nghe nói rằng Gia Lai có khoảng 3000 bệnh nhân phong cùi đã thống kê được, còn số chạy trốn vì mặc cảm hoặc bị bà con bản làng chưa hiểu biết nhiều, lo sợ bị lây lan mà xua đuổi vào rừng sâu thì  không thể biết được. Cán bộ y tế địa phương không đủ khả năng thống kê, vì ngại vào rừng sâu, hoặc không đủ người làm việc. Có lần tôi nghe một người nói : “Mà bệnh nhân phải đến bệnh viện chứ, có bác sĩ nào bê bệnh viện đi tìm bệnh nhân đâu !” Nhưng mà, làm sao họ đến được đây ?!  Các sơ cũng cố hết sức. Song dẫu sao cũng là phận nữ, chân yếu tay mềm, vật vạ với chiếc Honda, hoặc đi bộ trong rừng đầy khó khăn và nguy hiểm, có những lúc gặp mùa mưa, lầy lội bùn sình trơn trượt, hoặc xe trở chứng hư, bẹp lốp. Như thế thì làm sao thống kê cho hết được! Vì đức Ái mà quên cả bản thân, tìm đến được với họ để an ủi và giúp đỡ họ, là may mắn lắm rồi
Thế nhưng, tôi chợt nghĩ đến một bài toán nhỏ: bình quân mỗi tháng một máy may chưa kể công đoạn mài, dán, khuôn, ni, may được khoảng 30 đôi, vị chi mỗi ngày từ A tới Z được một đôi, hóa ra phải đợi 3000 ngày mới may được cho mỗi người một đôi hay sao! Mà trong rừng, đôi dép này xài lâu thì được ba tháng, còn bình quân hai tháng, chưa kể trôi suối trôi sông, chân bị loét mất thịt, rộng ra mà không dùng được…
Có phải hạt muối bỏ bể không ?
Chắc trước có người bàn ra là từ con số này đây!
 
Sơ Tr. nói :
- Chị em chúng tôi đem hết lòng mình, làm hết lương tâm mình, sử dụng hết khả năng mình để giảm bớt đau đớn cho họ, giúp cho họ dễ dàng chuyển dịch trong nhà, ngoài vườn, ngoài rẫy để tự kiếm sống, trước khi có những điều kiện của cả xã hội cùng góp sức giúp họ tốt hơn. Đó là, chữa lành bệnh và tạo công ăn việc làm phù hợp khả năng họ. Chứ…
Sơ bỏ lửng câu nói, như vấp phải 1 hòn núi to trước mặt. Tôi nhớ đến một tích xưa: Ngu Công đào núi, cố gắng tận tụy mãi rồi cũng thành công. Các sơ đang làm như thế đấy…
Nắng chiều nhạt dần, sơ Tr. phải trở lại dòng để lo công việc và kinh chiều,
Tôi ở lại với hai anh. Họ tạm nghỉ vì quá mệt dưới cái mái tôn nóng như lò nướng bánh, bước ra ngồi dưới một gốc cây, trao đổi với tôi chuyện vặt vãnh về cuộc sống, chia sẻ tâm sự về những khó khăn trong công việc mà “xí (tội) nghiệp” này phải đối mặt. Họ thương cảm

Không chiếc nào thành “đôi lứa” với chiếc nào
 
khi nhìn vào những người phong cùi, nên cố gắng làm bất kể nắng mưa, ngày đêm, nóng lạnh…
Tôi nhìn trời mà thầm mơ một ngày nào đó cái “xưởng” này sẽ to lớn hơn, đủ điều kiện hơn, tôi cũng tự hứa trong lòng bằng cách này hay cách khác, miễn hồ đó là một công tác tử tế, sẽ tìm cách giúp cho các chị thêm một vài chiếc máy may nữa, như chuyện đã nói với sơ Tr. :
- Chị tìm thêm người học nghề đi, tôi sẽ giúp vận động gạo cơm nuôi họ ăn và học nghề, rồi khi ấy máy may “sẽ tự động” chạy vào nhà mà thôi…
 
Tôi nói như thế không biết mình có hứa càn không nhưng tôi biết chung quanh tôi rất nhiều người có những tấm lòng và đầy đủ điều kiện hơn tôi để giúp cho Những người nâng niu bàn chân …người cùi.
 
 
Kính tặng những tâm hồn
Làm chứng cho Đức Ái
  
 
Tiểu đăng
Gia Đình Minh Đức
 
 
Nâng niu
bàn chân… cùi
 
Khi chọn tựa đề bài này, tôi không dám lấy câu slogan của hãng Biti’s chuyên sản xuất giày dép của Việt Nam : “Nâng niu bàn chân Việt”. Tôi chỉ muốn nói đến công tác phục vụ và nâng niu những bàn chân phong cùi, của một số đông những người làm thiện nguyện, trong đó có 4 người mà tôi nhắc đến trong câu chuyện sau đây, đó là sơ Tr., anh Tân, anh A Vêng và anh A Long.
 
Sơ Tr. không muốn nói về mình. Trong buổi gặp, sơ kể :
- Anh Tân là một bệnh nhân phong, người kinh, đã được chữa lành và trở về địa phương. Trong thời gian chữa bệnh tại Trại Điều trị Quy Hòa, Quy Nhơn, anh đã được học nghề may giày dép dành riêng cho bệnh nhân phong. Nghe nói khu điều trị phong Quy Hòa là nơi duy nhất tại VN có xưởng may giày dép cho bệnh nhân phong. Khi trở về địa phương, không tìm ra công việc cho nghề mà mình đã học, anh đi làm thuê làm mướn khắp nơi, làm bất cứ việc gì trong khả năng của mình. Cũng may cho anh, anh đã được điều trị sớm trong thời kỳ mắc bệnh phong, nên tứ chi còn nhiều khả năng lao động. Điều khó khăn bây giờ chỉ là những cái nhìn kỳ thị, lo ngại của những người chung quanh anh mà thôị Sau khi chống chỏi và thắng lướt được căn bệnh hiểm nghèo, không phải là nạn nhân không còn rào cản nào nữa khi trở về hòa nhập lại với xã hộị
 
Thời gian các sơ giúp tìm và chăm sóc bệnh nhân phong người dân tộc thiểu số đã kéo dài rất lâụ Nghe đâu từ thủa mới lập Dòng ở Cao nguyên, vào những năm cuối của thập kỷ 60, thế kỷ trước. Cũng như những người giúp đỡ bệnh nhân phong khác, sơ Tr. trăn trở về vấn đề đi lại khó khăn của họ, nên quyết tâm thực hiện ý nguyện sơ hằng ấp ủ: mở một xưởng may dép cho người phong. Ban đầu, sơ cũng gặp nhiều lời bàn ra, ái ngại, sợ không làm nổị Tuy nhiên, đã quyết chí thì sơ phải làm cho bằng được. Vả lại, sơ tin rằng nhờ ơn Chúa soi sáng, đồng thời nhờ sự siêng năng cần mẫn, ham học hỏi của mọi người cộng sự, những khó khăn ắt sẽ tự lùi bước. Sơ cho tìm anh Tâm đến làm thợ chính. Sơ mời ông Huyền Linh (cộng tác viên của chương trình Handicap International trong dự án quốc tế Leprosy Projet của Bỉ) lên thăm và chỉ bảọ Ông Huyền Linh chính là cha đẻ của loại giày dép đặc biệt dùng cho bệnh nhân phong cùi ở Quy Hòa và hầu như khắp Việt Nam. Sơ đích thân cùng thợ đi về Quy Hòa quan sát, học hỏi trước khi bắt tay vào việc.
A Vêng và A Long là 2 người dân tộc thiểu số Banar ở Kontum, chấp nhận học nghề này và đã trở thành 2 anh thợ đắc lực.
Căn nhà tôn thấp lè tè khiêm tốn nằm ở góc làng Plei Chuoet 2 là “xưởng”, gọi là “xưởng” mà vỏn vẹn chỉ 15 mét vuông, dù được cố gắng sắp xếp ngăn nắp gọn gàng nhưng không tránh khỏi cảnh chật chộị Các kệ chất ngập những tấm mouse cao su đen, da thuộc, thạch cao, khuôn đúc, “form” đủ kiểụ
Góc bên kia là chiếc máy may chuyên dùng may giày, cạnh đó là bàn cắt, khuôn ni đủ thứ. Góc bên này là máy mài có động cơ điện, để mài nhẵn hoặc làm sạch các phần của dép trước khi dán keo, làm đế.
Tôi đến thăm xưởng vào buổi chiều, dưới cái nắng hè oi bức, vừa bước vào xưởng là bị hơi nóng ngộp ập xuống ngườị Hai anh thợ đang cắm cúi làm việc, gật đầu chào tôị Tôi mỉm cười với họ, muốn nói 1 câu xã giao bằng tiếng Banar nhưng chịu thua, vì chỉ biết dăm câu xã giao ngăn ngắn bằng tiếng Jarai mà thôị
Các anh nói tiếng Kinh khá tốt, đọc và viết tốt.

 
May quai dép sau khi đo, góc xa là những “ bàn chân”
 
Các anh lúng túng nhìn tôi, cố tìm một cái gì đó khả dĩ để mời tôi ngồi, nhưng không có. Chật chội và nóng nực. Chiếc quạt đứng góc nhà như lùa thêm hơi nóng vào người tôị
Anh A Vêng nói với tôi :
 
- Thông cảm nghe, nhà chật quá mà! Không có cái gì ngồi được để mời anh.
 
Tôi cười :
- Hê! Có gì đâu! Tôi đứng xem các anh làm cũng được rồi, một lát thôi mà! Các anh ngồi cả ngày chưa than khổ, tôi thì một chút rồi về mà, không sao! Tôi xem rồi học một ít việc của các anh vậy mà…
 
Tôi mở máy ảnh chụp mấy công đoạn làm việc của hai anh. (Hôm nay anh Tân có việc phải về thăm nhà nên không gặp được.) Sau đó anh A Vêng giải thích:
 
- Anh biết đó, chân người cùi không ai giống ai cả. Mà hai chân của mỗi người cũng khác nhau nữa, cụt, rụng, lỗ đáo (lỗ ăn sâu vào da thịt, vết thương từ đó mà lở lói ra dần) khác nhau, nên may dép giày phải đi lấy khuôn của từng bàn chân.
 
Rồi anh kể các công đoạn từ đầu:
 
 
Khuôn từng bàn chân được làm, mang từ làng về
 
- Chúng tôi đi theo các sơ vào làng có người cùi, tập trung họ lại, chăm sóc và rửa vết thương của họ cho sạch. Sau đó, đắp lên chân họ một lớp thạch cao lót sẵn lớp băng dày đã thấm nước, gần như cách băng bột khi gãy chân. Đợi khi vừa “dốt dốt”, nghĩa là khô mà chưa kịp cứng, lấy kéo cắt đôi để họ rút chân ra, như cởi chiếc giày ống vậỵ Kế đó, dán khuôn lại như trước, đề tên bệnh nhân và ghi rõ chân phải hay chân trái, vì nhiều khi, hai chân cụt rồi “hóa giống nhau”. Mỗi buổi làm khuôn được cho khoảng 10 người là nhiều rồị Xong cho vào bao tải, vác về nhà, phơi tiếp cho khô…Công đọan kế tiếp là  quấy thạch cao đổ vào khuôn. Khi gỡ khuôn ra, mình sẽ có 1 cái chân thạch cao giống hệt cái chân bệnh nhân, từ mắt cá xuống…(Nghe tới đây tôi liên tưởng đến các điêu khắc gia đang nhân bản tượng ảnh!)…Cái chân mẫu này phía trên có cắm một đoạn sắt, để dễ dàng cầm, hoặc kẹp vào ê-tô để làm nguội, và phơi nắng cho khộ Và đây là căn bản để lấy ni, đo quai, cắt đế cho phù hợp. Quai được may bằng da thuộc, có may thêm lớp vải dính (velcro), chứ không gài móc hoặc xỏ dây, và tùy sự so le chân do bệnh, có đôi chiếc này dày hơn chiếc kia đến hai phân! Thậm chí có đôi tôi thấy lệch nhau hơn ba phân. Có nhiều bàn chân không còn bình thường, mặt phẳng tiếp xúc với đế dép bị vênh váo, không đều, thợ phải nung nóng khuôn thạch cao, ép vào phần mousse làm đế, cho được một mặt tiếp xúc tương ứng đều với bàn chân, tránh được nhiều đau đớn cho bệnh nhân và giúp họ dễ giữ thăng bằng.
Nhìn mớ thành phẩm, tôi buồn cười, vì có lẽ không nơi nào ngoài chỗ này với xưởng Quy Hòa có những đôi dép, đôi giày lạ lùng như thế, chả chiếc nào giống chiếc nào, chẳng đôi nào giống đôi nào…

 
Những bàn chân bằng thạch cao đang chờ lấy ni quai
 
Góc kệ có một số form gỗ dùng để đóng giày dép bình thường, nhưng có lẽ sẽ nằm đó vĩnh viễn mà không được dùng tới…”chúng sẽ mục nát trong cô quạnh !” tôi thầm nghĩ.
Như thế khi muốn làm được một đôi giày hay  dép, thợ mất một ngày đi đo ni lấy cỡ, mấy ngày đúc khuôn, mài dũa, đo, cắt, dán, rồi thêm một ngày trở lại làng, tìm bệnh nhân để phát và hướng dẫn cách sử dụng….
Tôi được nghe nói rằng Gia Lai có khoảng 3000 bệnh nhân phong cùi đã thống kê được, còn số chạy trốn vì mặc cảm hoặc bị bà con bản làng chưa hiểu biết nhiều, lo sợ bị lây lan mà xua đuổi vào rừng sâu thì  không thể biết được. Cán bộ y tế địa phương không đủ khả năng thống kê, vì ngại vào rừng sâu, hoặc không đủ người làm việc. Có lần tôi nghe một người nói : “Mà bệnh nhân phải đến bệnh viện chứ, có bác sĩ nào bê bệnh viện đi tìm bệnh nhân đâu !” Nhưng mà, làm sao họ đến được đây ?!  Các sơ cũng cố hết sức. Song dẫu sao cũng là phận nữ, chân yếu tay mềm, vật vạ với chiếc Honda, hoặc đi bộ trong rừng đầy khó khăn và nguy hiểm, có những lúc gặp mùa mưa, lầy lội bùn sình trơn trượt, hoặc xe trở chứng hư, bẹp lốp. Như thế thì làm sao thống kê cho hết được! Vì đức Ái mà quên cả bản thân, tìm đến được với họ để an ủi và giúp đỡ họ, là may mắn lắm rồi
Thế nhưng, tôi chợt nghĩ đến một bài toán nhỏ: bình quân mỗi tháng một máy may chưa kể công đoạn mài, dán, khuôn, ni, may được khoảng 30 đôi, vị chi mỗi ngày từ A tới Z được một đôi, hóa ra phải đợi 3000 ngày mới may được cho mỗi người một đôi hay sao! Mà trong rừng, đôi dép này xài lâu thì được ba tháng, còn bình quân hai tháng, chưa kể trôi suối trôi sông, chân bị loét mất thịt, rộng ra mà không dùng được…
Có phải hạt muối bỏ bể không ?
Chắc trước có người bàn ra là từ con số này đây!
 
Sơ Tr. nói :
- Chị em chúng tôi đem hết lòng mình, làm hết lương tâm mình, sử dụng hết khả năng mình để giảm bớt đau đớn cho họ, giúp cho họ dễ dàng chuyển dịch trong nhà, ngoài vườn, ngoài rẫy để tự kiếm sống, trước khi có những điều kiện của cả xã hội cùng góp sức giúp họ tốt hơn. Đó là, chữa lành bệnh và tạo công ăn việc làm phù hợp khả năng họ. Chứ…
Sơ bỏ lửng câu nói, như vấp phải 1 hòn núi to trước mặt. Tôi nhớ đến một tích xưa: Ngu Công đào núi, cố gắng tận tụy mãi rồi cũng thành công. Các sơ đang làm như thế đấy…
Nắng chiều nhạt dần, sơ Tr. phải trở lại dòng để lo công việc và kinh chiều,
Tôi ở lại với hai anh. Họ tạm nghỉ vì quá mệt dưới cái mái tôn nóng như lò nướng bánh, bước ra ngồi dưới một gốc cây, trao đổi với tôi chuyện vặt vãnh về cuộc sống, chia sẻ tâm sự về những khó khăn trong công việc mà “xí (tội) nghiệp” này phải đối mặt. Họ thương cảm

Không chiếc nào thành “đôi lứa” với chiếc nào
 
khi nhìn vào những người phong cùi, nên cố gắng làm bất kể nắng mưa, ngày đêm, nóng lạnh…
Tôi nhìn trời mà thầm mơ một ngày nào đó cái “xưởng” này sẽ to lớn hơn, đủ điều kiện hơn, tôi cũng tự hứa trong lòng bằng cách này hay cách khác, miễn hồ đó là một công tác tử tế, sẽ tìm cách giúp cho các chị thêm một vài chiếc máy may nữa, như chuyện đã nói với sơ Tr. :
- Chị tìm thêm người học nghề đi, tôi sẽ giúp vận động gạo cơm nuôi họ ăn và học nghề, rồi khi ấy máy may “sẽ tự động” chạy vào nhà mà thôi…
 
Tôi nói như thế không biết mình có hứa càn không nhưng tôi biết chung quanh tôi rất nhiều người có những tấm lòng và đầy đủ điều kiện hơn tôi để giúp cho Những người nâng niu bàn chân …người cùi.
 
 
Kính tặng những tâm hồn
Làm chứng cho Đức Ái
  
 
Tiểu đăng
Gia Đình Minh Đức
 
 
  |     |  In Bài  In