|   |   |   |   | 
  |     |     In

Hướng Về Tây Nguyên tại Hội chợ tết Đinh Hợi giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
 
Nắng rất vàng nhưng sao vẫn lạnh. Cái lạnh lẽo mùa đông đã theo người viết từ Houston suốt dọc đường tới xứ Cao Bồi Dallas này.  Vâng, sáng sớm hôm ấy thành phố mang danh nắng ấm đã chẳng ấm chút nào, nhiệt độ xuống thấp tới con số 32, làm người dân nơi đây không quen chịu lạnh phải co ro trong 2, 3 lớp áo dầy cộm.  Dẫu thế cũng chẳng cản được bước chân của một tâm hồn luôn hướng về quê hương miền tây nguyên rừng núi hoang sơ với những đồng bào Thượng Du chất phát nghèo nàn, bệnh tật và các bé mồ côi cũng như các em vừa sinh ra đã không được lành lặn bình thường.
 
Bởi vì một vài anh chị thành viên cùng chí hướng là thầy cô giáo đang hoạt động tích cực trong giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp [ĐMHCG], thành phố Garland, bên cạnh Dallas cho biết; tết Đinh Hợi năm nay như mọi năm, sẽ tổ chức hội chợ để gây quỹ thành lập Trung Tâm Giáo Dục cho các con em có nơi rộng rãi học tập Giáo Lý, Việt Ngữ, và sinh hoạt Thiếu Nhi.  Giáo dân từ nhiều nơi đổ về mỗi ngày một đông, mầm non dân tộc Việt do đó cứ tăng lên.  Không thể lơ là để các em có thể nguội lạnh niềm tin Công Giáo cũng như xao lãng cội nguồn.  Đó là nỗi lo lắng khôn nguôi của cha chánh xứ và các bậc phụ huynh.  Nhân cơ hội này, nhóm bạn hữu mà đa số là các cựu sinh viên viện đại học Đà Lạt khi xưa, tự nhận mình là một đám rách rưới Cái Bang, chuyên chống gậy đi "ăn mày" giùm đồng bào thiếu ăn thiếu mặc, bệnh tật không thuốc chữa nơi vùng cao nguyên Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột tại quê nhà, đã cùng nhau thành lập hội thiện nguyện mang tên Hướng Về Tây Nguyên, xin ké một gian hàng, bên cạnh gian hàng của các thầy cô giáo Việt Ngữ và ban Trật Tự, bày bán một số sản phẩm có tính cách tinh thần - do chính những thành viên của nhóm sáng tác để gây quỹ - như những tập thơ, CD nhạc và cả DVD ca ra thì OK nữa. 
 
Chiều thứ năm, người Houston được họp mặt với các bạn trong một bữa ăn thật ấm cúng đầy những tiếng cười vui nhưng không kém phần nghiêm trọng vì chính yếu là để bàn bạc sẽ làm gì cho mấy ngày hội chợ gần kề.  Mục đích kêu gọi lòng bác ái của quí vị ân nhân được may mắn hưởng đời sống dư giả nơi xứ người san sẻ chút tình thương về cho đồng bào Thượng cùi vẫn còn đang đói khát. Trong niềm phấn khởi "ăn cơm nhà vác ngà voi", các bạn Cái Bang Cao Bồi đã đưa người hữu tình Houston tới khuôn viên nhà thờ, địa điểm hội chợ cho biết trước. Trời về khuya, gió lạnh thổi sắc cạnh như muốn cắt da những người to gan lớn mật dám lang thang ngoài đường phố vào giờ khắc muộn màng đó.
 
Ngôi thánh đường nằm thảnh thơi yên tịnh trong bóng đêm với cánh cổng mở rộng, hai bên tường xây theo hình vòng cung rất mỹ thuật với hai tên Việt Mỹ đề huề dưới ánh đèn tỏa sáng đủ để giới thiệu đây là "Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Our Mother of Perpetual Help Parish" với hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lớn đặt ở vị thế rất cao ngay mặt tiền nhà thờ cho mọi người dù ở rất xa cũng có thể chiêm ngưỡng dung nhan Người Mẹ Hiền, tay bế con Cực Thánh hằng Cứu Giúp những ai biết trông cậy nơi Ngài.  Một căn lều khổng lồ mầu trắng đã được dựng lên, bốn bề những miếng nylon dầy dù buộc chặt vào nhau vẫn bướng bỉnh muốn tung bay kêu phần phật trước gió.  Thân gầy này thầm sợ hãi, ngày mai ngày mốt ngồi đây nếu thời tiết vẫn lạnh lẽo thế, chưa thành cây nước đá thì cũng phải run lên cầm cập.
 
Vào sâu hơn chút nữa, trong hội trường, cảnh trí hoàn toàn trái ngược.  Người người đi lại tấp nập ồn ào.  Rất đông quí vị tình nguyện giúp giáo xứ đang sửa soạn vật liệu nấu nướng những món ăn hấp dẫn tại đây.  Hai ba chị thoăn thoắt bóc vỏ cả thau tôm thật to cho món bánh xèo, dòn dã chào khách lạ, liếng thoắng pha trò đối đáp.  Có chị xắt thịt, dao thớt thuần thục dưới tay, chỉ nhìn thôi đã hình dung được tô phở tái nạm gầu gân sách bốc hơi thơm phưng phức.  Gần đó là những khúc dồi dài thoòng cuộn tròn được cất vào một chỗ riêng, sẵn sàng phục vụ thực khách không biết là bao nhiêu bát cháo lòng nóng hổi vừa thổi vừa ăn.  Nhiều, nhiều hình ảnh hấp dẫn lắm, làm lòng dạ kẻ này chỉ mong mau tới sáng để thưởng thức những món ăn dân tộc, mà nghe nói, do hầu hết các nhà hàng ngon nổi tiếng trong vùng đảm trách.
 
Đặc biệt, phải kể đến những tấm bánh chưng quốc hồn quốc túy, trông sao vuông vức đến thế - bốn góc nếu đo, dám chính xác 90 độ - chắc nịch buộc lạt đỏ nổi trên nền lá xanh đang được các anh làm việc theo phương pháp dây chuyền, chuyển vào chiếc nồi vĩ đại.  Căn bếp này quả thật là nơi ấm áp, ai đã vào chẳng muốn ra, nồi thấp nồi cao, to nhỏ xếp choán cả lối đi và ánh lửa bếp gas cháy lên phừng phực.  Các anh trai trẻ tùy bổn phận đứng sát bên nhau nhịp nhàng với những động tác rất gọn gàng ăn khớp, nói năng cười đùa hết sức vui vẻ. 
 
Trong bầu không khí cởi mở ấy, thầy giáo Lộc của lớp Việt Ngữ và cũng là thành viên của HuongVeTayNguyen, đưa ánh mắt thán phục qua một anh dung mạo tốt tươi mang tạp dề y hệt một tay chef cook chuyên nghiệp tỏ ý giới thiệu, với giọng Huế:
 
- Đây là anh Phú, trong bốn tuần qua, nhóm nấu bánh chưng đã chịu khó đến đây hàng ngày, hằng đêm và đã cho ra lò hơn 7 ngàn tấm bánh chưng, bán sạch từ hôm qua.  Hôm nay là nấu theo order chứ không còn tấm nào.
 
- Em tên "Phụ" nên chỉ làm phụ thôị Vai chính là của anh Chính ngoài kia...
 
Anh cười hề hề nói tiếp:
 
- Đùa anh bạn đây một tí.  Thật ra đó là công lao của rất nhiều người, anh Lộc hai tối qua học gói bánh giỏi hơn ai hết đó chị.
 
Lộc vội vàng chối:
 
- Hey ... đừng nói vậy chớ, ta chỉ học được nghề buộc giây thôi, bánh đã có khuôn.  Nhân và gạo nếp đã lường sẵn.
 
Một anh thân mật chêm vào:
 
- Chẳng ai làm gì hết, chắc là phép lạ Chúa làm.  Bánh ... "mana" từ trên trời rơi xuống.
 
Rồi anh chậm rãi trình bày:
 
- Năm ngoái chúng tôi chỉ bán được hơn 6 ngàn tấm nên năm nay gói hơn 7 ngàn, dự trù vậy tưởng là vừa, ai ngờ thiếu quá, tết chưa đến mà bánh đã hết trơn.  Hồi chiều, người mua bánh đứng xếp một hàng dài...  Đợt bánh mới cho vào nồi là làm theo đơn đặt hàng, phải nấu thêm khoảng 400 tấm nữa.
 
Trong đầu muốn tính nhẩm bài toán ước chừng lợi nhuận giáo xứ thu vào cho riêng khoản bánh này, người viết dù hơi ngần ngại vẫn cố hỏi:
 
- Dạ, giá bao nhiêu một tấm thế cơ?
 
- 8 đồng chị ạ.  Bánh chúng tôi làm theo một công thức gia truyền nổi tiếng từ nhiều năm.  Nhờ ông bà cụ thân sinh của anh Chính, hiện ngụ tại Oklahoma, mỗi năm vào dịp tết thường gói cả mấy ngàn tấm bánh, phân phối đi nhiều tiểu bang, trong đó có chúng tôi ở đây.  Ai cũng khen ngon đặc biệt.  May sao anh Chính về giáo xứ này, với lòng đạo đức, thích chia sẻ, sẵn sàng đem lợi lộc chung đến cho mọi người.  Anh liền đem công thức gia truyền ra làm bánh bán gây quỹ giúp giáo xứ. Sau đó công thức cũng được biến chế cho toàn hảo và ngon hơn mỗi năm.  Bánh ngon nên các tiểu bang khác gọi về mua nhiều lắm.
 
Một chị nhanh nhẹn đưa cho xem xấp phong bì bằng bìa cứng của bưu điện:
 
- Chị xem, mỗi phong bì đựng được 4 tấm, cước phí 8 đồng, vị chi mỗi tấm thành giá 10 đồng.
 
Người viết gật gù:
 
- Mười đồng cũng còn rẻ, bao nhiêu công khó đổ vào tấm bánh.  Nhìn bên ngoài thôi đã thấy được giá trị rồi, huống chi lại còn có cả một lịch sử rất ư là tình tự nữa.   Gửi đi như vậy có sợ bánh bị hư không chị?
 
 - Gửi "priorrity" mà, chỉ hai ngày là tới, vả lại mùa đông trời cũng lạnh...
 
Và kìa, hai tấm bánh... khổng lồ vừa luộc xong được khiêng ra ép nước.  Người ngô nghê này nhìn theo với ánh mắt ngạc nhiên thích thú. Thấy vậy, các anh chị chung quanh giải thích:
 
- Hai tấm này là để bán đấu giá trong ngày hội chợ.  Năm ngoái đấu giá có người trả đến 400$ cho một tấm.  Năm nay chưa biết sao, hy vọng sẽ hơn vì chúng em làm nhiều kinh nghiệm hơn, chắc chắn phẩm lượng phải khá hơn.
 
Người viết hồ hởi reo lên:
 
- Phải mời tất cả bà con láng giềng mới sơi hết tấm bánh.  Vui quá.
 
- Vâng, thường thì một đoàn thể nào đó, hội họp ngày đầu năm chung nhau mừng Xuân...
 
Bầu không khí trong hội trường thân thương vui nhộn, kẻ yếu đuối này không muốn ra về chút nào, nhưng còn nhiều việc phải làm và nhất là đã trễ, đành phải chào tạm biệt, co vai rụt cổ chạy một mạch lên xe, miệng không ngớt tỏ bày sự ngưỡng mộ của mình với bạn đồng hành:
 
- Các anh chị ấy nhiệt thành, thiện chí thật.  Đêm hôm khuya khuắt lạnh lẽo, như người khác thì cuộn tròn trong nệm ấm chăn êm...
 
Người bạn ngắt lời:
 
- Bận rộn cả tháng rồi đó chị.  Bao công lao của bao nhiêu người và cả cha xứ nữa.  Cha chánh xứ vô cùng đáng kính, Ngài khéo léo giỏi giang.  Cha phó hiền lành, dễ mến.  Mai chị gặp sẽ thấy, sẽ cảm tình rất nhiều với giáo xứ này cho mà coi.
 
Sau khi chia nhau một số công việc, sửa soạn những món quà tặng và thật nhiều brochures cũng như bookmarks để trân trọng trao tay cho quí vị ân nhân quá bộ đến gian hàng, chúng tôi hẹn hò sẽ gặp nhau tại thánh lễ đầu năm vào chiều hôm sau. 
 
Chiều thứ sáu, khuôn viên nhà thờ sầm uất khác thường, xe nối đuôi liên tiếp vào bãi đậu xe.  Nhìn bức hình ĐMHCG sáng ngời, người Houston không khỏi trầm trồ xen lẫn thắc mắc:
 
- Hình Đức Mẹ đẹp quá và lớn như vậy chắc phải nặng lắm, làm sao mà đem lên đó được?
 
- Vâng, nặng lắm, làm bằng đá mà.  Từ Việt Nam đem qua chứ làm ở đây tiền đâu trả nổi.  Ngay cái công nhờ người Mỹ chuyên môn đem lên đặt chỗ đó đã tốn gần hai chục ngàn rồi.
 
Thánh lễ Tất niên bắt đầu thật đúng giờ, các ông chức sắc đại diện từng hội đoàn của giáo xứ mặc áo thụng xanh, khăn đống cầm cờ cùng "thánh giá nến cao" đứng nghiêm chỉnh đợi cho hồi trống dài vang dội chấm dứt mới cung kính rước 2 vị linh mục chánh, phó xứ cùng với vị cha già chậm rãi bước lên cung thánh.  Mùi trầm hương khói bay ngào ngạt.  Hai bức câu đối sơn son thiếp vàng trên nền trướng đỏ làm nổi bật tinh thần dân tộc ngàn năm vẫn mãi tồn tại dù nơi đất khách quê người nhiều danh lợi ngoại bang hào nhoáng cám dỗ.  Hình đất nước Việt Nam, mảnh mai như cô thiếu nữ tuổi độ trăng tròn mềm mại đứng giữa lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Tâm tình cu/a những người con cái Thiên Chúa nơi đất khách được trộn lẫn với niềm thương nhớ luôn hướng về quê hương làm nỗi lòng người viết bỗng dưng chùng xuống, xót xa cho hoàn cảnh dân tộc vì đâu phải tan tác điêu linh.
 
Ca đoàn đứng trên bục cao nơi cánh phải nổi bật với các chị trong chiếc áo dài mềm mại thướt tha cùng các anh đứng đằng sau rộn ràng cất tiếng hát.  Nhiều nhạc cụ hoà vang làm không khí vừa trang nghiêm vừa tưng bừng, thấm vào từng tế bào của những người tham dự để một niềm hạnh phúc mới mẻ lây lan xóa tan đi tất cả những vất vả nhọc nhằn năm cũ.
 
Tâm can bồi hồi, người hay xúc động này bèn quay qua khều bạn ngồi bên cạnh:
 
- Ca đoàn hát hay ghê đó Thủy.
 
Cô giáo Thủy ghé tai giải thích:
 
- Giáo xứ có tới 5, 6 ca đoàn lận.  Ca đoàn này tổng hợp tất cả các ca đoàn.  Tức là mỗi ca đoàn gửi hai hay ba người tới tập dượt để hát hôm nay. 
 
Nơi đất khách quê người mà có sự phối hợp sinh hoạt đạo nghĩa thuận thảo như vậy thì không thua gì ở quê nhà những năm xưa cũ.  Thêm vào là lời giảng sống động, chân thành hết sức thuyết phục của cha chánh xứ Trịnh Đức Hòa, bảo đảm không ai là không nhận ra hồng ân to lớn của Thiên Chúa riêng ban cho mình, sốt sắng nâng lòng lên cảm tạ Ngài và cùng chia sẻ với anh em.  Với một vị chủ chiên tài đức dẫn dắt khéo léo duyên dáng như thế, giáo xứ ĐMHCG làm sao không đoàn kết, phồn thịnh và phát triển mau chóng về phần đời lẫn phần đạo như hiện tại đã thấy và chắc chắn còn tốt đẹp hơn nữa trong tương lai.
 
Cuối lễ, chen vào hàng ngũ những con chiên, người viết xí xoọng xin được bắt tay cha:
 
- Thưa cha ạ, cha giảng hay quá là hay.  Cha nói một tay nắm lấy tay Chúa, một tay nắm lấy tay anh em.  Chúa con không nắm tay thật của Ngài đuợc, vậy con xin nắm tay Cha, vị đại diện...
 
Cha cười thân thiện, như một chủ đoàn chiên biết hết các con chiên của mình:
 
- Ai đấy nhỉ?  Trông hơi lạ, chắc không phải ở đây?
 
- Lạ hẳn chứ, không ở đây đâu cha.. -Người bạn chạy đến bên trả lời hộ - Người từ Houston tới đây ăn tết đó cha..
 
Bạn hí hửng nói thêm:
 
- Cha nhận làm cha linh hướng cho nhóm mình rồi đó chị.   Còn đây là chị antrinh trong nhóm Hướng Về Tây Nguyên tụi con, chị lên đây để phụ bán thơ nhạc trong gian hàng gây quỹ, thưa cha.
 
Cha dí dỏm sít soa bằng giọng thật là trẻ trung:
 
- À, thì ra thế...!
 
Cung cách cởi mở của cha khiến người viết thoải mái nói năng ào ào, cha con đối đáp như đã quen thân từ kiếp nào rồi nhưng kịp thấy giáo dân đang đứng xếp hàng để được bắt tay người cha sở thân yêu của họ, hai chị em vội.. vái chào để lo sắp xếp gian hàng của mình.  May mắn được làm hàng xóm của gian hàng bán đồ chơi cộng thêm vài món giải khát của quí cô thầy giáo nên không khí mua bán trong phút chốc đã trở nên náo nhiệt.  Các em thiếu nhi kéo tay cha mẹ đến mua đủ loại đồ chơi xanh đỏ tím vàng..., ăn tàu hũ béo ngậy thơm ngon, uống sữa đậu nành đầy bổ dưỡng và có cả trò chơi Vòng Quanh Thế Giới.
 
Các em bé ở đây sung sướng được hưởng trọn tuổi thơ ngây, đồ chơi có cả trăm loại, đủ mầu sắc vui mắt, ánh điện lấp lánh lập loè.  Nhờ vậy, cũng dễ mời các bậc phụ huynh ghé qua gian bên cạnh làm phước cho các em mồ côi, khuyết tật, chia chút sung túc cho những kẻ thiếu thốn.  Nhiều vị khách từ nhân, đi ngang nhìn thấy banner: "Hướng Về Tây Nguyên - Con đường dẫn đưa Người đến với Người trong Tình Yêu nhân loại" tự động ghé lại hỏi han.
 
Chưa gì buổi tối đã qua đi, đành phải tạm dẹp hàng trong sự luyến tiếc.  Thôi, hẹn ngày mai, mới đúng là ngày thiên hạ đi du Xuân.
 
Và ngày mai đã đến sau mấy tiếng đồng hồ ngủ ngon lành khi quyết chí "nắm tay Chúa một tay còn tay kia.. níu áo anh em".  Phom phom trên quãng đường dài hơn tiếng đồng hồ không bị kẹt xe.  Mừng quá vì mấy buổi chiều hôm trước xe cộ nối đuôi nhau nhích từng chút một trên xa lộ trông như con rắn quằn quại trườn mình. 
 
Gần 9g sáng, sân nhà thờ nắng óng ả trải dài.  Dù vậy, tiết trời vẫn cứ lạnh lùng cùng với gió buốt phất phơ.  Bãi đậu xe hầu như hết chỗ, các anh trật tự đứng rải rác tại các khúc quanh, hướng dẫn đậu xe rất gọn gàng lớp lang.  Sớ Táo Quân được đọc vang vang, ngay từ cổng cũng có thể nghe rõ mồn một cùng với tiếng trống gióng lên từng hồi.  Chương trình mục vụ truyền thống được tổ chức qui mô rầm rộ còn hơn cả giáo xứ của người viết mấy chục năm về trước nơi quê nhà, trong một xóm đạo nổi tiếng với hơn chục nóc giáo đường thi đua nhau sống đạo. 
 
Thánh lễ Tân niên sáng nay cũng được sửa soạn qui mô đầy sắc thái dân tộc như tối hôm qua, bài giảng của cha xứ cũng vẫn lôi cuốn người nghe về nỗi lo âu triền miên của con người trần thế chúng ta.  Lo âu, lo lắng, lo toan, lo sợ, lo buồn...  Cả ngàn thứ lo, lo làm chi cho lắm thế?   Sao không trông cậy phó thác trong tay Chúa toàn năng.  Vì sống chỉ ngần ấy, chóng vánh, buông 2 tay xuôi, có mang theo được tiền bạc danh lợi, những thứ đã bon chen, lăn lộn, tranh dành, cố gắng ôm vào mình không?  Hay cuối cùng chỉ còn lại những gì đã ưu ái chia sẻ trong anh em khi ra trước toà Chúa.  Như con sư tử phân bì;
   
- “Tôi ốm đau nằm một chỗ chẳng ma nào chịu đến thăm trong khi cành hoa kia, ong bướm lượn vòng quanh không ngớt.”
 
Thì được trả lời rằng:
 
- “Anh có đem những gì anh có cống hiến, chia sẻ cho các bạn anh không hay anh tới đâu là muốn “ăn” bạn anh tới đó.  Hãy nhìn kìa, bông hoa hồn nhiên khoe hết hương sắc, tô điểm cho đời, cho vạn vật chung quanh.  Được nắng thì tốt tươi, bị mưa thì rũ xuống hòa với bụi đất làm phân bón, không móng vuốt tranh dành hiếp đáp để dồn vào bụng...” 
 
Lời cha giảng hết sức thiết thực, thao thao bất tuyệt như giòng suối bất tận mạnh mẽ chảy xuống từ đầu nguồn đầy tràn khối nước trong veo, đã thấm nhập vào đầu óc người mê muội này nhưng không biết sẽ thực hành được bao nhiêu.  Cám ơn Cha, những lời nhắc nhở chí lý của cha ngày đầu năm Đinh Hợi này sẽ theo con suốt tháng ngày còn lại, chắc chẳng còn bao nhiêu, sống sao cho đẹp lòng Chúa và có ích một chút cho đời. 
 
Sau thánh lễ, cha chủ tế mời giáo dân xếp hàng lên lãnh lộc đầu năm.  Lộc của người viết là trang giấy xinh xắn cuộn tròn bằng một giải ruban mầu xanh với hàng chữ đỏ:
 
- "Mỗi lần các người làm điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các người đã làm cho chính ta vậy. - (Mt 25, 40)
 
Đọc lại “lộc” Chúa ban một lần nữa và tần ngần ngắm nhìn hình ảnh Đức Giáo Hoàng, vị thủ lãnh của Giáo hội cúi gập người hôn chân một thứ dân trong đó, người viết thật sự cảm nhận rằng, Chúa hơn ai hết, biết rõ tâm tư ý nguyện của con từ bao lâu và càng ngày càng thôi thúc.  Xin Ngài cho con có phương tiện vật chất, có cơ hội cũng như sức mạnh tinh thần để vượt qua tất cả, để có thể nắm tay bao nhiêu đồng bào con còn đang khổ sở trong nghèo đói bệnh tật rất cần sự giúp đỡ cỏn con, tầm thường như một miếng bánh, một chén cơm, một viên thuốc... cũng đủ đem lại tiếng cười hạnh phúc hay khỏi bị cướp đi mạng sống.  Hình ảnh các em bé, các cụ già trong webside http://www.HuongVeTayNguyen.org phút chốc hiện ra làm người hay nhè này rưng rưng ngấn lệ, bèn nắm tay con gái toét miệng để tảng lờ trước cái nhìn như dò hỏi của cô bé:
 
- Mình tới kia coi múa lân đi con.  Kìa thấy không?  Lẹ lẹ lẹ lẹ...
 
Dặn con vài điều, nguời viết vội vàng chạy tới gian hàng mong sao làm được gì đó phụ với bạn, thực tập dần lời cha giảng vừa nãy.  Mọi hàng quán xôn xao, giáo dân một số hào hứng tụ tập nơi cuối sân nhà thờ coi múa lân, một số có lẽ kiến đã hung hăng bò bụng, nhanh chân về phía lều kiếm thứ gì lót dạ.  Mùi phở xông hơi bay khắp không gian làm căn lều ấm hẳn lên.  Đi qua sân khấu, người viết không khỏi ngây người nhìn cha chánh xứ đang đứng cùng với các MC, cầm micro hồ hởi như một cậu thanh niên mới lớn, hăng hái đầy nhiệt huyết, quảng cáo và kêu gọi giáo dân "lo" ăn hàng, trước là hưởng Xuân sau là góp tay vào công cuộc gây quỹ xây trường sở cho các em có phòng học khang trang đầy đủ tiện nghi.  Mấy ngày tết đừng để bếp núc bận rộn làm chi cho nhọc thân các bà nội trợ đã vất vả quanh năm suốt tháng phục vụ gia đình chồng con...  Tiếng vỗ tay như tiếng pháo tết hân hoan hưởng ứng.
 
Gian hàng HuongVeTayNguyen hân hạnh được cha đến mở hàng.   Anh chị em bu lại huyên thuyên, cha nhanh miệng hóm hỉnh trả lời.  Một điều người viết xin trân trọng ghi lại là cha đã cảm động dặn dò:
 
- Bán được bao nhiêu gửi về cho đồng bào Tây Nguyên hết nhé.  Họ cần được giúp đỡ lắm... 
 
Và một điểm nữa là:
 
- Cha mắc nợ quí anh chị mất rồi!
 
Cha ơi, cha nói nhanh nhưng chúng con hiểu ý.  Cha mắc nợ đây là mắc nợ hồng ân Thiên Chúa ban cho con cái Người.  Ai cũng mắc nợ hết và cha con mình đang cố gắng trả qua anh em mình đang sống trong bần cùng thiếu thốn nơi miền rừng núi Tây Nguyên Việt Nam.
 
Cha chánh xứ vừa chia tay thì cha phó xứ ghé lại.  Còn may mắn gì hơn khi được quí cha thăm hỏi và chúc lành.  Gian hàng HuongVeTayNguyen chắc chắn phát tài phát lộc.
 
Ngày mồng một, thời tiết thật đẹp, nắng thật ấm làm bớt đi phần nào cái lạnh bất ngờ dữ dội đến nỗi có tuyết rơi vào buổi sáng sớm.  Dĩ nhiên, nhóm HuongVeTayNguyen chia nhau giờ giấc trông coi cửa hàng, nguời viết và người bạn gái cặp kè trong dịp này chưa tới phiên nên trong bầu không khí vui Xuân rộn ràng này, hai chị em hí hửng đi chúc tết anh chị lớn của gia đình Thụ Nhân cư ngụ gần đó.  Hai bé - một trai, một gái xúng xính với áo dài khăn đống trông mũm mĩm dễ thương vô ngần cùng được bà ngoại cho đứng ngay ngưỡng cửa để đón chào khách.  Làm sao không ôm lấy nhấc bổng lên hôn một cái thật kêu cho được.  Đôi môi xinh xắn đỏ tươi bập bẹ thưa thốt bằng tiếng Việt.  Người Việt Nam muôn đời vẫn gìn giữ nền nếp gia phong dù ở bất cứ nơi nào.  Và những mầm non này đang được nuôi dưỡng, dẫn dắt bởi cha ông không bao giờ quên nguồn cội sẽ làm rạng danh giống nòi một ngày không xa.  Hy vọng đã vươn lên, lạc quan tin tưởng cho tất cả những ai luôn hướng về.  Bánh tét, giò lụa, củ kiệu... cũng như hạt dưa và cà phê trà nước đuợc dọn ra đầy bàn.  Tết - Tết - Tết... đang reo vang trong lòng, tràn ra không gian, hiện lên nét mặt, thắm đượm từng lời nói thân thương và hoà cùng những tiếng cười hỉ hả hạnh phúc.
 
Những gì con được hưởng, con muốn chia sẻ Chúa ơi.  Không phải vì con biết, của cải cho đi không bao giờ mất hay tình người cho đi không bao giờ hết.  Càng cho đi càng có nhiều.  Mà vì con không đành tâm.  Mà vì hạnh phúc con càng cao càng đầy khi được thấy chung quanh cùng con chung hưởng.  Con mong mau mau tới giờ được trở lại gian hàng, được cầm trong tay những gì con có thể chuyển từ những người “cho” đến những người “nhận”, để tất cả chúng con cùng lãnh nhận hồng ân vô biên của Chúa Cha trên trời.
 
Trên đường trở lại hội chợ, Dallas kẹt xe không thua gì Houston, một buổi chiều cuối tuần, thiên hạ ai cũng hối hả mong về nhà nghỉ ngơi hay tụ hội hưởng đời.  Bạn phải tìm một lối khác hòng tránh được giòng giao thông gần như tắc nghẽn, xê dịch chậm chạp đến sốt cả ruột. 
 
Vừa tới sân nhà thờ, với bầu trời trong trẻo quang đãng, đập vào mắt người viết là một cây cầu cong cong mầu đỏ, trên triền đất cao phía xa xa.  Cây cầu thanh tao nằm vắt ngang giữa mầu mây trắng xóa và vùng cây lá không được xanh lắm vì thời tiết mùa đông, trông thật hữu tình nếu không muốn nói là thơ mộng.  Bạn hình như cũng có chủ ý, liền dẫn người viết hấp tấp đi về phía ấy.  Nhiều bậc thang đá dẫn lên để thấy một cái lạch khá sâu, giống như một khe núi, hai bên có những phiến đá và ở giữa là một giòng suối uốn khúc quanh co.  Cảnh thiên nhiên không khác gì một nơi hoang dã trong rừng sâu núi thẳm.  Nhưng qua bên kia cầu lại là một công trình xây dựng văn minh kiên cố mỹ thuật.  Đó là nơi cất giữ tro cốt của những người đã quá vãng.  Những ngăn cốt đều đặn có chìa khoá đóng mở riêng tư, có khắc chữ tên tuổi.  Bên cạnh đó cũng có một khu dành đón nhận các tro cốt của thai nhi hoàn toàn miễn phí.  Giáo xứ chăm sóc vĩnh viễn và cử hành nhiều thánh lễ cầu cho các linh hồn hàng năm.   Lần đầu tiên, người viết được biết có một giáo xứ với nhiều sinh hoạt phục vụ cho con chiên bổn đạo như vậy.
 
May sao được gặp cha già Bích ngay lúc quay bước vào khu hội chợ để nói lời chúc tết Ngài.
 
Mấy thầy cô giáo trong nhóm có vẻ mệt nhọc nhưng nụ cười và ánh mắt vẫn trong sáng vui tươi.  Người viết chân thành chia sẻ:
 
- Mệt không? Trông coi 2 gian hàng một lúc...
 
- Không chị - Chưa mệt đâu.  Tụi em quyết tâm ngồi cố thủ cả ngày mà.  Cô giáo Bích Nhàn tươi cười đáp.
 
Nhìn gian hàng bên cạnh các em xúm xít giơ tay nhận những món đồ chơi ba mẹ mua cho, bóp còi kêu inh ỏi.  Người viết không thể không hỏi thêm:
 
- Từ sáng tới giờ ồn ào thế này?  Các cô thầy giáo đắt hàng quá.  Lúc nào khách cũng đông đảo. 
 
Ngó cho kỹ những sợi mầu hổ phách trong mấy hộp đựng hình chữ nhật vuông vắn, người viết thắc mắc:
 
- Món gì trông hấp dẫn thế kia?
 
- Mực sa tế đó chị.  Tụi em làm lấy.  Ngon lắm chị dùng thử?
 
Ngòn ngọt, mằn mặn, cay cay lại thơm thơm nữa, người viết phải tấm tắc khen:
 
- Chà ngon quá – Hèn gì để cả hộp cho khách thử thế này, hổng sợ có người thử rồi chê dở không mua.
 
Thời gian qua nhanh, dẫu rằng hai chị em coi gian hàng đều là dân hay mắc cở, chưa bao giờ bán hàng.  Thấy bà con cô bác nhìn nhìn muốn mời ghé vào quá mà chả đứa nào mau mồm mau miệng đủ.  Khi họ đi rồi bụng mới bảo dạ lần sau phải bạo lên.   Nhưng khi lần sau đến lại ú ớ, chả biết đon đả thế nào.  Lắm lúc hai chị em ngồi nhìn nhau mỉm cười thầm hiểu nỗi lòng:
 
- Ôi... hai đứa mình, chắc chỉ biết làm thơ thôi!  Nhát quá, không quen... Làm sao cho hết ngượng nghịu bây giờ?
 
Dù vậy, cuối ngày, nhóm cũng được rất nhiều an ủi?.  Số tiền thu được chẳng là bao nhưng nhiều người đã biết tên, biết đến mục đích hoạt động thiện nguyện của nhóm.  Người viết sẽ ghi mãi trong tim hình ảnh của em Christy, bé bỏng, chưa đến 10 tuổi chạy lại hỏi:
 
- Cô ơi, con có 1$, con gởi cho các em khuyết tật ở Tây Nguyên được không?
 
- Được chứ cưng, bao nhiêu cũng tốt, cũng quí hết.  Tên cưng là gì, ghi vào cuốn sổ này giùm cô.
 
- Để làm gì vậy cô?
 
- Để mai mốt các cô chú sẽ liên lạc với cưng, cho cưng biết thêm về các bé khuyết tật ở Tây Nguyên cưng ạ.
 
Thế là cô bé vâng lời nắn nót viết tên vào sổ rồi chạy lẫn vào đám đông.
 
(Bé Christy hôm sau trở lại gặp cô giáo Thủy để chia sẻ thêm với Tây Nguyên $2 nữa - thương thật là thương).
 
Và một cụ trông còn khỏe mạnh, nói năng rất sáng suốt rành mạch dù tuổi đã gần 80.  Cụ lần trong cùng túi áo đưa ra hai tờ hai chục mới toanh, nói:
 
- Đây, tôi xin giúp các cô làm việc thiện.
 
- Chúng con xin cám ơn cụ.  Dạ thưa cụ, để chúng con biếu cụ cuốn thơ với mấy CD nhạc.
 
Cụ khoát tay không nhận:
 
- Mắt tôi kém lắm không đọc được, nhạc thì không nghe đâu.  Chỉ đọc kinh thôi.  Con cái lớn hết rồi, con dâu con rể đủ cả.  Gia đình các cháu Chúa cho thuận thảo hạnh phúc.  Chúa thương cách riêng cho mình sống an vui, tội nghiệp những người đau yếu tàn tật.  Tôi cũng có lúc đau tay đau chân nhức mỏi, nhưng cầu xin Chúa, Chúa chữa ngay, hết đau.  Mới lại mình biết chia sẻ, Chúa không nỡ bỏ mình...
 
Cầm bàn tay cụ dầy và ấm, người viết kính cẩn:
 
- Cụ cứ cầm sách thơ với nhạc của chúng con về.  Thơ nhạc là của anh chị em trong nhóm chúng con bỏ tiền túi ra thực hiện.  Tiền thu được bao nhiêu là đem giúp hết không trừ bất cứ phí tổn nào.  Cụ không đọc không nghe thì cho các anh các chị con cụ.
 
Cụ chỉ hai anh chị đang ríu rít với con cái dắt tay:
 
- Kìa con gái với con rể tôi đấy, chúng vừa mua của các chị đủ cả rồi.
 
- Thế xin cụ viết tên vào cuốn sổ cho tụi con đưọc hân hạnh làm kỷ niệm.
 
- Ôi tên tuổi làm gì.  Đừng để ý gì sất.
 
Bị người viết năn nỉ, cụ đành run tay viết vào trang sổ:  Đinh Thị Thơi.
 
Xin Chúa càng đổ muôn ơn phúc xuống những tấm lòng nhân từ bác ái như cụ, như con cái cụ, như em bé Christy, như những gia đình hạnh phúc biết chia sẻ hạnh phúc mình với mọi người chung quanh\…
 
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sẽ mãi là một hình ảnh sống động, đẹp đẽ tốt lành trong sự mến mộ không cùng của người viết.  Một lần nữa xin cám ơn cha chánh xứ, cha phó xứ, cha già Bích và các cụ, các bác cùng các anh chị em trong giáo xứ và các bạn trong nhóm HuongVeTayNguyen Dallas đã để lại trong lòng người viết một kỷ niệm thân thương chưa từng thấy.
 
Bang-An-Sa, Houston
Hướng Về Tây Nguyên tại Hội chợ tết Đinh Hợi giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
 
Nắng rất vàng nhưng sao vẫn lạnh. Cái lạnh lẽo mùa đông đã theo người viết từ Houston suốt dọc đường tới xứ Cao Bồi Dallas này.  Vâng, sáng sớm hôm ấy thành phố mang danh nắng ấm đã chẳng ấm chút nào, nhiệt độ xuống thấp tới con số 32, làm người dân nơi đây không quen chịu lạnh phải co ro trong 2, 3 lớp áo dầy cộm.  Dẫu thế cũng chẳng cản được bước chân của một tâm hồn luôn hướng về quê hương miền tây nguyên rừng núi hoang sơ với những đồng bào Thượng Du chất phát nghèo nàn, bệnh tật và các bé mồ côi cũng như các em vừa sinh ra đã không được lành lặn bình thường.
 
Bởi vì một vài anh chị thành viên cùng chí hướng là thầy cô giáo đang hoạt động tích cực trong giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp [ĐMHCG], thành phố Garland, bên cạnh Dallas cho biết; tết Đinh Hợi năm nay như mọi năm, sẽ tổ chức hội chợ để gây quỹ thành lập Trung Tâm Giáo Dục cho các con em có nơi rộng rãi học tập Giáo Lý, Việt Ngữ, và sinh hoạt Thiếu Nhi.  Giáo dân từ nhiều nơi đổ về mỗi ngày một đông, mầm non dân tộc Việt do đó cứ tăng lên.  Không thể lơ là để các em có thể nguội lạnh niềm tin Công Giáo cũng như xao lãng cội nguồn.  Đó là nỗi lo lắng khôn nguôi của cha chánh xứ và các bậc phụ huynh.  Nhân cơ hội này, nhóm bạn hữu mà đa số là các cựu sinh viên viện đại học Đà Lạt khi xưa, tự nhận mình là một đám rách rưới Cái Bang, chuyên chống gậy đi "ăn mày" giùm đồng bào thiếu ăn thiếu mặc, bệnh tật không thuốc chữa nơi vùng cao nguyên Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột tại quê nhà, đã cùng nhau thành lập hội thiện nguyện mang tên Hướng Về Tây Nguyên, xin ké một gian hàng, bên cạnh gian hàng của các thầy cô giáo Việt Ngữ và ban Trật Tự, bày bán một số sản phẩm có tính cách tinh thần - do chính những thành viên của nhóm sáng tác để gây quỹ - như những tập thơ, CD nhạc và cả DVD ca ra thì OK nữa. 
 
Chiều thứ năm, người Houston được họp mặt với các bạn trong một bữa ăn thật ấm cúng đầy những tiếng cười vui nhưng không kém phần nghiêm trọng vì chính yếu là để bàn bạc sẽ làm gì cho mấy ngày hội chợ gần kề.  Mục đích kêu gọi lòng bác ái của quí vị ân nhân được may mắn hưởng đời sống dư giả nơi xứ người san sẻ chút tình thương về cho đồng bào Thượng cùi vẫn còn đang đói khát. Trong niềm phấn khởi "ăn cơm nhà vác ngà voi", các bạn Cái Bang Cao Bồi đã đưa người hữu tình Houston tới khuôn viên nhà thờ, địa điểm hội chợ cho biết trước. Trời về khuya, gió lạnh thổi sắc cạnh như muốn cắt da những người to gan lớn mật dám lang thang ngoài đường phố vào giờ khắc muộn màng đó.
 
Ngôi thánh đường nằm thảnh thơi yên tịnh trong bóng đêm với cánh cổng mở rộng, hai bên tường xây theo hình vòng cung rất mỹ thuật với hai tên Việt Mỹ đề huề dưới ánh đèn tỏa sáng đủ để giới thiệu đây là "Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Our Mother of Perpetual Help Parish" với hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lớn đặt ở vị thế rất cao ngay mặt tiền nhà thờ cho mọi người dù ở rất xa cũng có thể chiêm ngưỡng dung nhan Người Mẹ Hiền, tay bế con Cực Thánh hằng Cứu Giúp những ai biết trông cậy nơi Ngài.  Một căn lều khổng lồ mầu trắng đã được dựng lên, bốn bề những miếng nylon dầy dù buộc chặt vào nhau vẫn bướng bỉnh muốn tung bay kêu phần phật trước gió.  Thân gầy này thầm sợ hãi, ngày mai ngày mốt ngồi đây nếu thời tiết vẫn lạnh lẽo thế, chưa thành cây nước đá thì cũng phải run lên cầm cập.
 
Vào sâu hơn chút nữa, trong hội trường, cảnh trí hoàn toàn trái ngược.  Người người đi lại tấp nập ồn ào.  Rất đông quí vị tình nguyện giúp giáo xứ đang sửa soạn vật liệu nấu nướng những món ăn hấp dẫn tại đây.  Hai ba chị thoăn thoắt bóc vỏ cả thau tôm thật to cho món bánh xèo, dòn dã chào khách lạ, liếng thoắng pha trò đối đáp.  Có chị xắt thịt, dao thớt thuần thục dưới tay, chỉ nhìn thôi đã hình dung được tô phở tái nạm gầu gân sách bốc hơi thơm phưng phức.  Gần đó là những khúc dồi dài thoòng cuộn tròn được cất vào một chỗ riêng, sẵn sàng phục vụ thực khách không biết là bao nhiêu bát cháo lòng nóng hổi vừa thổi vừa ăn.  Nhiều, nhiều hình ảnh hấp dẫn lắm, làm lòng dạ kẻ này chỉ mong mau tới sáng để thưởng thức những món ăn dân tộc, mà nghe nói, do hầu hết các nhà hàng ngon nổi tiếng trong vùng đảm trách.
 
Đặc biệt, phải kể đến những tấm bánh chưng quốc hồn quốc túy, trông sao vuông vức đến thế - bốn góc nếu đo, dám chính xác 90 độ - chắc nịch buộc lạt đỏ nổi trên nền lá xanh đang được các anh làm việc theo phương pháp dây chuyền, chuyển vào chiếc nồi vĩ đại.  Căn bếp này quả thật là nơi ấm áp, ai đã vào chẳng muốn ra, nồi thấp nồi cao, to nhỏ xếp choán cả lối đi và ánh lửa bếp gas cháy lên phừng phực.  Các anh trai trẻ tùy bổn phận đứng sát bên nhau nhịp nhàng với những động tác rất gọn gàng ăn khớp, nói năng cười đùa hết sức vui vẻ. 
 
Trong bầu không khí cởi mở ấy, thầy giáo Lộc của lớp Việt Ngữ và cũng là thành viên của HuongVeTayNguyen, đưa ánh mắt thán phục qua một anh dung mạo tốt tươi mang tạp dề y hệt một tay chef cook chuyên nghiệp tỏ ý giới thiệu, với giọng Huế:
 
- Đây là anh Phú, trong bốn tuần qua, nhóm nấu bánh chưng đã chịu khó đến đây hàng ngày, hằng đêm và đã cho ra lò hơn 7 ngàn tấm bánh chưng, bán sạch từ hôm qua.  Hôm nay là nấu theo order chứ không còn tấm nào.
 
- Em tên "Phụ" nên chỉ làm phụ thôị Vai chính là của anh Chính ngoài kia...
 
Anh cười hề hề nói tiếp:
 
- Đùa anh bạn đây một tí.  Thật ra đó là công lao của rất nhiều người, anh Lộc hai tối qua học gói bánh giỏi hơn ai hết đó chị.
 
Lộc vội vàng chối:
 
- Hey ... đừng nói vậy chớ, ta chỉ học được nghề buộc giây thôi, bánh đã có khuôn.  Nhân và gạo nếp đã lường sẵn.
 
Một anh thân mật chêm vào:
 
- Chẳng ai làm gì hết, chắc là phép lạ Chúa làm.  Bánh ... "mana" từ trên trời rơi xuống.
 
Rồi anh chậm rãi trình bày:
 
- Năm ngoái chúng tôi chỉ bán được hơn 6 ngàn tấm nên năm nay gói hơn 7 ngàn, dự trù vậy tưởng là vừa, ai ngờ thiếu quá, tết chưa đến mà bánh đã hết trơn.  Hồi chiều, người mua bánh đứng xếp một hàng dài...  Đợt bánh mới cho vào nồi là làm theo đơn đặt hàng, phải nấu thêm khoảng 400 tấm nữa.
 
Trong đầu muốn tính nhẩm bài toán ước chừng lợi nhuận giáo xứ thu vào cho riêng khoản bánh này, người viết dù hơi ngần ngại vẫn cố hỏi:
 
- Dạ, giá bao nhiêu một tấm thế cơ?
 
- 8 đồng chị ạ.  Bánh chúng tôi làm theo một công thức gia truyền nổi tiếng từ nhiều năm.  Nhờ ông bà cụ thân sinh của anh Chính, hiện ngụ tại Oklahoma, mỗi năm vào dịp tết thường gói cả mấy ngàn tấm bánh, phân phối đi nhiều tiểu bang, trong đó có chúng tôi ở đây.  Ai cũng khen ngon đặc biệt.  May sao anh Chính về giáo xứ này, với lòng đạo đức, thích chia sẻ, sẵn sàng đem lợi lộc chung đến cho mọi người.  Anh liền đem công thức gia truyền ra làm bánh bán gây quỹ giúp giáo xứ. Sau đó công thức cũng được biến chế cho toàn hảo và ngon hơn mỗi năm.  Bánh ngon nên các tiểu bang khác gọi về mua nhiều lắm.
 
Một chị nhanh nhẹn đưa cho xem xấp phong bì bằng bìa cứng của bưu điện:
 
- Chị xem, mỗi phong bì đựng được 4 tấm, cước phí 8 đồng, vị chi mỗi tấm thành giá 10 đồng.
 
Người viết gật gù:
 
- Mười đồng cũng còn rẻ, bao nhiêu công khó đổ vào tấm bánh.  Nhìn bên ngoài thôi đã thấy được giá trị rồi, huống chi lại còn có cả một lịch sử rất ư là tình tự nữa.   Gửi đi như vậy có sợ bánh bị hư không chị?
 
 - Gửi "priorrity" mà, chỉ hai ngày là tới, vả lại mùa đông trời cũng lạnh...
 
Và kìa, hai tấm bánh... khổng lồ vừa luộc xong được khiêng ra ép nước.  Người ngô nghê này nhìn theo với ánh mắt ngạc nhiên thích thú. Thấy vậy, các anh chị chung quanh giải thích:
 
- Hai tấm này là để bán đấu giá trong ngày hội chợ.  Năm ngoái đấu giá có người trả đến 400$ cho một tấm.  Năm nay chưa biết sao, hy vọng sẽ hơn vì chúng em làm nhiều kinh nghiệm hơn, chắc chắn phẩm lượng phải khá hơn.
 
Người viết hồ hởi reo lên:
 
- Phải mời tất cả bà con láng giềng mới sơi hết tấm bánh.  Vui quá.
 
- Vâng, thường thì một đoàn thể nào đó, hội họp ngày đầu năm chung nhau mừng Xuân...
 
Bầu không khí trong hội trường thân thương vui nhộn, kẻ yếu đuối này không muốn ra về chút nào, nhưng còn nhiều việc phải làm và nhất là đã trễ, đành phải chào tạm biệt, co vai rụt cổ chạy một mạch lên xe, miệng không ngớt tỏ bày sự ngưỡng mộ của mình với bạn đồng hành:
 
- Các anh chị ấy nhiệt thành, thiện chí thật.  Đêm hôm khuya khuắt lạnh lẽo, như người khác thì cuộn tròn trong nệm ấm chăn êm...
 
Người bạn ngắt lời:
 
- Bận rộn cả tháng rồi đó chị.  Bao công lao của bao nhiêu người và cả cha xứ nữa.  Cha chánh xứ vô cùng đáng kính, Ngài khéo léo giỏi giang.  Cha phó hiền lành, dễ mến.  Mai chị gặp sẽ thấy, sẽ cảm tình rất nhiều với giáo xứ này cho mà coi.
 
Sau khi chia nhau một số công việc, sửa soạn những món quà tặng và thật nhiều brochures cũng như bookmarks để trân trọng trao tay cho quí vị ân nhân quá bộ đến gian hàng, chúng tôi hẹn hò sẽ gặp nhau tại thánh lễ đầu năm vào chiều hôm sau. 
 
Chiều thứ sáu, khuôn viên nhà thờ sầm uất khác thường, xe nối đuôi liên tiếp vào bãi đậu xe.  Nhìn bức hình ĐMHCG sáng ngời, người Houston không khỏi trầm trồ xen lẫn thắc mắc:
 
- Hình Đức Mẹ đẹp quá và lớn như vậy chắc phải nặng lắm, làm sao mà đem lên đó được?
 
- Vâng, nặng lắm, làm bằng đá mà.  Từ Việt Nam đem qua chứ làm ở đây tiền đâu trả nổi.  Ngay cái công nhờ người Mỹ chuyên môn đem lên đặt chỗ đó đã tốn gần hai chục ngàn rồi.
 
Thánh lễ Tất niên bắt đầu thật đúng giờ, các ông chức sắc đại diện từng hội đoàn của giáo xứ mặc áo thụng xanh, khăn đống cầm cờ cùng "thánh giá nến cao" đứng nghiêm chỉnh đợi cho hồi trống dài vang dội chấm dứt mới cung kính rước 2 vị linh mục chánh, phó xứ cùng với vị cha già chậm rãi bước lên cung thánh.  Mùi trầm hương khói bay ngào ngạt.  Hai bức câu đối sơn son thiếp vàng trên nền trướng đỏ làm nổi bật tinh thần dân tộc ngàn năm vẫn mãi tồn tại dù nơi đất khách quê người nhiều danh lợi ngoại bang hào nhoáng cám dỗ.  Hình đất nước Việt Nam, mảnh mai như cô thiếu nữ tuổi độ trăng tròn mềm mại đứng giữa lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Tâm tình cu/a những người con cái Thiên Chúa nơi đất khách được trộn lẫn với niềm thương nhớ luôn hướng về quê hương làm nỗi lòng người viết bỗng dưng chùng xuống, xót xa cho hoàn cảnh dân tộc vì đâu phải tan tác điêu linh.
 
Ca đoàn đứng trên bục cao nơi cánh phải nổi bật với các chị trong chiếc áo dài mềm mại thướt tha cùng các anh đứng đằng sau rộn ràng cất tiếng hát.  Nhiều nhạc cụ hoà vang làm không khí vừa trang nghiêm vừa tưng bừng, thấm vào từng tế bào của những người tham dự để một niềm hạnh phúc mới mẻ lây lan xóa tan đi tất cả những vất vả nhọc nhằn năm cũ.
 
Tâm can bồi hồi, người hay xúc động này bèn quay qua khều bạn ngồi bên cạnh:
 
- Ca đoàn hát hay ghê đó Thủy.
 
Cô giáo Thủy ghé tai giải thích:
 
- Giáo xứ có tới 5, 6 ca đoàn lận.  Ca đoàn này tổng hợp tất cả các ca đoàn.  Tức là mỗi ca đoàn gửi hai hay ba người tới tập dượt để hát hôm nay. 
 
Nơi đất khách quê người mà có sự phối hợp sinh hoạt đạo nghĩa thuận thảo như vậy thì không thua gì ở quê nhà những năm xưa cũ.  Thêm vào là lời giảng sống động, chân thành hết sức thuyết phục của cha chánh xứ Trịnh Đức Hòa, bảo đảm không ai là không nhận ra hồng ân to lớn của Thiên Chúa riêng ban cho mình, sốt sắng nâng lòng lên cảm tạ Ngài và cùng chia sẻ với anh em.  Với một vị chủ chiên tài đức dẫn dắt khéo léo duyên dáng như thế, giáo xứ ĐMHCG làm sao không đoàn kết, phồn thịnh và phát triển mau chóng về phần đời lẫn phần đạo như hiện tại đã thấy và chắc chắn còn tốt đẹp hơn nữa trong tương lai.
 
Cuối lễ, chen vào hàng ngũ những con chiên, người viết xí xoọng xin được bắt tay cha:
 
- Thưa cha ạ, cha giảng hay quá là hay.  Cha nói một tay nắm lấy tay Chúa, một tay nắm lấy tay anh em.  Chúa con không nắm tay thật của Ngài đuợc, vậy con xin nắm tay Cha, vị đại diện...
 
Cha cười thân thiện, như một chủ đoàn chiên biết hết các con chiên của mình:
 
- Ai đấy nhỉ?  Trông hơi lạ, chắc không phải ở đây?
 
- Lạ hẳn chứ, không ở đây đâu cha.. -Người bạn chạy đến bên trả lời hộ - Người từ Houston tới đây ăn tết đó cha..
 
Bạn hí hửng nói thêm:
 
- Cha nhận làm cha linh hướng cho nhóm mình rồi đó chị.   Còn đây là chị antrinh trong nhóm Hướng Về Tây Nguyên tụi con, chị lên đây để phụ bán thơ nhạc trong gian hàng gây quỹ, thưa cha.
 
Cha dí dỏm sít soa bằng giọng thật là trẻ trung:
 
- À, thì ra thế...!
 
Cung cách cởi mở của cha khiến người viết thoải mái nói năng ào ào, cha con đối đáp như đã quen thân từ kiếp nào rồi nhưng kịp thấy giáo dân đang đứng xếp hàng để được bắt tay người cha sở thân yêu của họ, hai chị em vội.. vái chào để lo sắp xếp gian hàng của mình.  May mắn được làm hàng xóm của gian hàng bán đồ chơi cộng thêm vài món giải khát của quí cô thầy giáo nên không khí mua bán trong phút chốc đã trở nên náo nhiệt.  Các em thiếu nhi kéo tay cha mẹ đến mua đủ loại đồ chơi xanh đỏ tím vàng..., ăn tàu hũ béo ngậy thơm ngon, uống sữa đậu nành đầy bổ dưỡng và có cả trò chơi Vòng Quanh Thế Giới.
 
Các em bé ở đây sung sướng được hưởng trọn tuổi thơ ngây, đồ chơi có cả trăm loại, đủ mầu sắc vui mắt, ánh điện lấp lánh lập loè.  Nhờ vậy, cũng dễ mời các bậc phụ huynh ghé qua gian bên cạnh làm phước cho các em mồ côi, khuyết tật, chia chút sung túc cho những kẻ thiếu thốn.  Nhiều vị khách từ nhân, đi ngang nhìn thấy banner: "Hướng Về Tây Nguyên - Con đường dẫn đưa Người đến với Người trong Tình Yêu nhân loại" tự động ghé lại hỏi han.
 
Chưa gì buổi tối đã qua đi, đành phải tạm dẹp hàng trong sự luyến tiếc.  Thôi, hẹn ngày mai, mới đúng là ngày thiên hạ đi du Xuân.
 
Và ngày mai đã đến sau mấy tiếng đồng hồ ngủ ngon lành khi quyết chí "nắm tay Chúa một tay còn tay kia.. níu áo anh em".  Phom phom trên quãng đường dài hơn tiếng đồng hồ không bị kẹt xe.  Mừng quá vì mấy buổi chiều hôm trước xe cộ nối đuôi nhau nhích từng chút một trên xa lộ trông như con rắn quằn quại trườn mình. 
 
Gần 9g sáng, sân nhà thờ nắng óng ả trải dài.  Dù vậy, tiết trời vẫn cứ lạnh lùng cùng với gió buốt phất phơ.  Bãi đậu xe hầu như hết chỗ, các anh trật tự đứng rải rác tại các khúc quanh, hướng dẫn đậu xe rất gọn gàng lớp lang.  Sớ Táo Quân được đọc vang vang, ngay từ cổng cũng có thể nghe rõ mồn một cùng với tiếng trống gióng lên từng hồi.  Chương trình mục vụ truyền thống được tổ chức qui mô rầm rộ còn hơn cả giáo xứ của người viết mấy chục năm về trước nơi quê nhà, trong một xóm đạo nổi tiếng với hơn chục nóc giáo đường thi đua nhau sống đạo. 
 
Thánh lễ Tân niên sáng nay cũng được sửa soạn qui mô đầy sắc thái dân tộc như tối hôm qua, bài giảng của cha xứ cũng vẫn lôi cuốn người nghe về nỗi lo âu triền miên của con người trần thế chúng ta.  Lo âu, lo lắng, lo toan, lo sợ, lo buồn...  Cả ngàn thứ lo, lo làm chi cho lắm thế?   Sao không trông cậy phó thác trong tay Chúa toàn năng.  Vì sống chỉ ngần ấy, chóng vánh, buông 2 tay xuôi, có mang theo được tiền bạc danh lợi, những thứ đã bon chen, lăn lộn, tranh dành, cố gắng ôm vào mình không?  Hay cuối cùng chỉ còn lại những gì đã ưu ái chia sẻ trong anh em khi ra trước toà Chúa.  Như con sư tử phân bì;
   
- “Tôi ốm đau nằm một chỗ chẳng ma nào chịu đến thăm trong khi cành hoa kia, ong bướm lượn vòng quanh không ngớt.”
 
Thì được trả lời rằng:
 
- “Anh có đem những gì anh có cống hiến, chia sẻ cho các bạn anh không hay anh tới đâu là muốn “ăn” bạn anh tới đó.  Hãy nhìn kìa, bông hoa hồn nhiên khoe hết hương sắc, tô điểm cho đời, cho vạn vật chung quanh.  Được nắng thì tốt tươi, bị mưa thì rũ xuống hòa với bụi đất làm phân bón, không móng vuốt tranh dành hiếp đáp để dồn vào bụng...” 
 
Lời cha giảng hết sức thiết thực, thao thao bất tuyệt như giòng suối bất tận mạnh mẽ chảy xuống từ đầu nguồn đầy tràn khối nước trong veo, đã thấm nhập vào đầu óc người mê muội này nhưng không biết sẽ thực hành được bao nhiêu.  Cám ơn Cha, những lời nhắc nhở chí lý của cha ngày đầu năm Đinh Hợi này sẽ theo con suốt tháng ngày còn lại, chắc chẳng còn bao nhiêu, sống sao cho đẹp lòng Chúa và có ích một chút cho đời. 
 
Sau thánh lễ, cha chủ tế mời giáo dân xếp hàng lên lãnh lộc đầu năm.  Lộc của người viết là trang giấy xinh xắn cuộn tròn bằng một giải ruban mầu xanh với hàng chữ đỏ:
 
- "Mỗi lần các người làm điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các người đã làm cho chính ta vậy. - (Mt 25, 40)
 
Đọc lại “lộc” Chúa ban một lần nữa và tần ngần ngắm nhìn hình ảnh Đức Giáo Hoàng, vị thủ lãnh của Giáo hội cúi gập người hôn chân một thứ dân trong đó, người viết thật sự cảm nhận rằng, Chúa hơn ai hết, biết rõ tâm tư ý nguyện của con từ bao lâu và càng ngày càng thôi thúc.  Xin Ngài cho con có phương tiện vật chất, có cơ hội cũng như sức mạnh tinh thần để vượt qua tất cả, để có thể nắm tay bao nhiêu đồng bào con còn đang khổ sở trong nghèo đói bệnh tật rất cần sự giúp đỡ cỏn con, tầm thường như một miếng bánh, một chén cơm, một viên thuốc... cũng đủ đem lại tiếng cười hạnh phúc hay khỏi bị cướp đi mạng sống.  Hình ảnh các em bé, các cụ già trong webside http://www.HuongVeTayNguyen.org phút chốc hiện ra làm người hay nhè này rưng rưng ngấn lệ, bèn nắm tay con gái toét miệng để tảng lờ trước cái nhìn như dò hỏi của cô bé:
 
- Mình tới kia coi múa lân đi con.  Kìa thấy không?  Lẹ lẹ lẹ lẹ...
 
Dặn con vài điều, nguời viết vội vàng chạy tới gian hàng mong sao làm được gì đó phụ với bạn, thực tập dần lời cha giảng vừa nãy.  Mọi hàng quán xôn xao, giáo dân một số hào hứng tụ tập nơi cuối sân nhà thờ coi múa lân, một số có lẽ kiến đã hung hăng bò bụng, nhanh chân về phía lều kiếm thứ gì lót dạ.  Mùi phở xông hơi bay khắp không gian làm căn lều ấm hẳn lên.  Đi qua sân khấu, người viết không khỏi ngây người nhìn cha chánh xứ đang đứng cùng với các MC, cầm micro hồ hởi như một cậu thanh niên mới lớn, hăng hái đầy nhiệt huyết, quảng cáo và kêu gọi giáo dân "lo" ăn hàng, trước là hưởng Xuân sau là góp tay vào công cuộc gây quỹ xây trường sở cho các em có phòng học khang trang đầy đủ tiện nghi.  Mấy ngày tết đừng để bếp núc bận rộn làm chi cho nhọc thân các bà nội trợ đã vất vả quanh năm suốt tháng phục vụ gia đình chồng con...  Tiếng vỗ tay như tiếng pháo tết hân hoan hưởng ứng.
 
Gian hàng HuongVeTayNguyen hân hạnh được cha đến mở hàng.   Anh chị em bu lại huyên thuyên, cha nhanh miệng hóm hỉnh trả lời.  Một điều người viết xin trân trọng ghi lại là cha đã cảm động dặn dò:
 
- Bán được bao nhiêu gửi về cho đồng bào Tây Nguyên hết nhé.  Họ cần được giúp đỡ lắm... 
 
Và một điểm nữa là:
 
- Cha mắc nợ quí anh chị mất rồi!
 
Cha ơi, cha nói nhanh nhưng chúng con hiểu ý.  Cha mắc nợ đây là mắc nợ hồng ân Thiên Chúa ban cho con cái Người.  Ai cũng mắc nợ hết và cha con mình đang cố gắng trả qua anh em mình đang sống trong bần cùng thiếu thốn nơi miền rừng núi Tây Nguyên Việt Nam.
 
Cha chánh xứ vừa chia tay thì cha phó xứ ghé lại.  Còn may mắn gì hơn khi được quí cha thăm hỏi và chúc lành.  Gian hàng HuongVeTayNguyen chắc chắn phát tài phát lộc.
 
Ngày mồng một, thời tiết thật đẹp, nắng thật ấm làm bớt đi phần nào cái lạnh bất ngờ dữ dội đến nỗi có tuyết rơi vào buổi sáng sớm.  Dĩ nhiên, nhóm HuongVeTayNguyen chia nhau giờ giấc trông coi cửa hàng, nguời viết và người bạn gái cặp kè trong dịp này chưa tới phiên nên trong bầu không khí vui Xuân rộn ràng này, hai chị em hí hửng đi chúc tết anh chị lớn của gia đình Thụ Nhân cư ngụ gần đó.  Hai bé - một trai, một gái xúng xính với áo dài khăn đống trông mũm mĩm dễ thương vô ngần cùng được bà ngoại cho đứng ngay ngưỡng cửa để đón chào khách.  Làm sao không ôm lấy nhấc bổng lên hôn một cái thật kêu cho được.  Đôi môi xinh xắn đỏ tươi bập bẹ thưa thốt bằng tiếng Việt.  Người Việt Nam muôn đời vẫn gìn giữ nền nếp gia phong dù ở bất cứ nơi nào.  Và những mầm non này đang được nuôi dưỡng, dẫn dắt bởi cha ông không bao giờ quên nguồn cội sẽ làm rạng danh giống nòi một ngày không xa.  Hy vọng đã vươn lên, lạc quan tin tưởng cho tất cả những ai luôn hướng về.  Bánh tét, giò lụa, củ kiệu... cũng như hạt dưa và cà phê trà nước đuợc dọn ra đầy bàn.  Tết - Tết - Tết... đang reo vang trong lòng, tràn ra không gian, hiện lên nét mặt, thắm đượm từng lời nói thân thương và hoà cùng những tiếng cười hỉ hả hạnh phúc.
 
Những gì con được hưởng, con muốn chia sẻ Chúa ơi.  Không phải vì con biết, của cải cho đi không bao giờ mất hay tình người cho đi không bao giờ hết.  Càng cho đi càng có nhiều.  Mà vì con không đành tâm.  Mà vì hạnh phúc con càng cao càng đầy khi được thấy chung quanh cùng con chung hưởng.  Con mong mau mau tới giờ được trở lại gian hàng, được cầm trong tay những gì con có thể chuyển từ những người “cho” đến những người “nhận”, để tất cả chúng con cùng lãnh nhận hồng ân vô biên của Chúa Cha trên trời.
 
Trên đường trở lại hội chợ, Dallas kẹt xe không thua gì Houston, một buổi chiều cuối tuần, thiên hạ ai cũng hối hả mong về nhà nghỉ ngơi hay tụ hội hưởng đời.  Bạn phải tìm một lối khác hòng tránh được giòng giao thông gần như tắc nghẽn, xê dịch chậm chạp đến sốt cả ruột. 
 
Vừa tới sân nhà thờ, với bầu trời trong trẻo quang đãng, đập vào mắt người viết là một cây cầu cong cong mầu đỏ, trên triền đất cao phía xa xa.  Cây cầu thanh tao nằm vắt ngang giữa mầu mây trắng xóa và vùng cây lá không được xanh lắm vì thời tiết mùa đông, trông thật hữu tình nếu không muốn nói là thơ mộng.  Bạn hình như cũng có chủ ý, liền dẫn người viết hấp tấp đi về phía ấy.  Nhiều bậc thang đá dẫn lên để thấy một cái lạch khá sâu, giống như một khe núi, hai bên có những phiến đá và ở giữa là một giòng suối uốn khúc quanh co.  Cảnh thiên nhiên không khác gì một nơi hoang dã trong rừng sâu núi thẳm.  Nhưng qua bên kia cầu lại là một công trình xây dựng văn minh kiên cố mỹ thuật.  Đó là nơi cất giữ tro cốt của những người đã quá vãng.  Những ngăn cốt đều đặn có chìa khoá đóng mở riêng tư, có khắc chữ tên tuổi.  Bên cạnh đó cũng có một khu dành đón nhận các tro cốt của thai nhi hoàn toàn miễn phí.  Giáo xứ chăm sóc vĩnh viễn và cử hành nhiều thánh lễ cầu cho các linh hồn hàng năm.   Lần đầu tiên, người viết được biết có một giáo xứ với nhiều sinh hoạt phục vụ cho con chiên bổn đạo như vậy.
 
May sao được gặp cha già Bích ngay lúc quay bước vào khu hội chợ để nói lời chúc tết Ngài.
 
Mấy thầy cô giáo trong nhóm có vẻ mệt nhọc nhưng nụ cười và ánh mắt vẫn trong sáng vui tươi.  Người viết chân thành chia sẻ:
 
- Mệt không? Trông coi 2 gian hàng một lúc...
 
- Không chị - Chưa mệt đâu.  Tụi em quyết tâm ngồi cố thủ cả ngày mà.  Cô giáo Bích Nhàn tươi cười đáp.
 
Nhìn gian hàng bên cạnh các em xúm xít giơ tay nhận những món đồ chơi ba mẹ mua cho, bóp còi kêu inh ỏi.  Người viết không thể không hỏi thêm:
 
- Từ sáng tới giờ ồn ào thế này?  Các cô thầy giáo đắt hàng quá.  Lúc nào khách cũng đông đảo. 
 
Ngó cho kỹ những sợi mầu hổ phách trong mấy hộp đựng hình chữ nhật vuông vắn, người viết thắc mắc:
 
- Món gì trông hấp dẫn thế kia?
 
- Mực sa tế đó chị.  Tụi em làm lấy.  Ngon lắm chị dùng thử?
 
Ngòn ngọt, mằn mặn, cay cay lại thơm thơm nữa, người viết phải tấm tắc khen:
 
- Chà ngon quá – Hèn gì để cả hộp cho khách thử thế này, hổng sợ có người thử rồi chê dở không mua.
 
Thời gian qua nhanh, dẫu rằng hai chị em coi gian hàng đều là dân hay mắc cở, chưa bao giờ bán hàng.  Thấy bà con cô bác nhìn nhìn muốn mời ghé vào quá mà chả đứa nào mau mồm mau miệng đủ.  Khi họ đi rồi bụng mới bảo dạ lần sau phải bạo lên.   Nhưng khi lần sau đến lại ú ớ, chả biết đon đả thế nào.  Lắm lúc hai chị em ngồi nhìn nhau mỉm cười thầm hiểu nỗi lòng:
 
- Ôi... hai đứa mình, chắc chỉ biết làm thơ thôi!  Nhát quá, không quen... Làm sao cho hết ngượng nghịu bây giờ?
 
Dù vậy, cuối ngày, nhóm cũng được rất nhiều an ủi?.  Số tiền thu được chẳng là bao nhưng nhiều người đã biết tên, biết đến mục đích hoạt động thiện nguyện của nhóm.  Người viết sẽ ghi mãi trong tim hình ảnh của em Christy, bé bỏng, chưa đến 10 tuổi chạy lại hỏi:
 
- Cô ơi, con có 1$, con gởi cho các em khuyết tật ở Tây Nguyên được không?
 
- Được chứ cưng, bao nhiêu cũng tốt, cũng quí hết.  Tên cưng là gì, ghi vào cuốn sổ này giùm cô.
 
- Để làm gì vậy cô?
 
- Để mai mốt các cô chú sẽ liên lạc với cưng, cho cưng biết thêm về các bé khuyết tật ở Tây Nguyên cưng ạ.
 
Thế là cô bé vâng lời nắn nót viết tên vào sổ rồi chạy lẫn vào đám đông.
 
(Bé Christy hôm sau trở lại gặp cô giáo Thủy để chia sẻ thêm với Tây Nguyên $2 nữa - thương thật là thương).
 
Và một cụ trông còn khỏe mạnh, nói năng rất sáng suốt rành mạch dù tuổi đã gần 80.  Cụ lần trong cùng túi áo đưa ra hai tờ hai chục mới toanh, nói:
 
- Đây, tôi xin giúp các cô làm việc thiện.
 
- Chúng con xin cám ơn cụ.  Dạ thưa cụ, để chúng con biếu cụ cuốn thơ với mấy CD nhạc.
 
Cụ khoát tay không nhận:
 
- Mắt tôi kém lắm không đọc được, nhạc thì không nghe đâu.  Chỉ đọc kinh thôi.  Con cái lớn hết rồi, con dâu con rể đủ cả.  Gia đình các cháu Chúa cho thuận thảo hạnh phúc.  Chúa thương cách riêng cho mình sống an vui, tội nghiệp những người đau yếu tàn tật.  Tôi cũng có lúc đau tay đau chân nhức mỏi, nhưng cầu xin Chúa, Chúa chữa ngay, hết đau.  Mới lại mình biết chia sẻ, Chúa không nỡ bỏ mình...
 
Cầm bàn tay cụ dầy và ấm, người viết kính cẩn:
 
- Cụ cứ cầm sách thơ với nhạc của chúng con về.  Thơ nhạc là của anh chị em trong nhóm chúng con bỏ tiền túi ra thực hiện.  Tiền thu được bao nhiêu là đem giúp hết không trừ bất cứ phí tổn nào.  Cụ không đọc không nghe thì cho các anh các chị con cụ.
 
Cụ chỉ hai anh chị đang ríu rít với con cái dắt tay:
 
- Kìa con gái với con rể tôi đấy, chúng vừa mua của các chị đủ cả rồi.
 
- Thế xin cụ viết tên vào cuốn sổ cho tụi con đưọc hân hạnh làm kỷ niệm.
 
- Ôi tên tuổi làm gì.  Đừng để ý gì sất.
 
Bị người viết năn nỉ, cụ đành run tay viết vào trang sổ:  Đinh Thị Thơi.
 
Xin Chúa càng đổ muôn ơn phúc xuống những tấm lòng nhân từ bác ái như cụ, như con cái cụ, như em bé Christy, như những gia đình hạnh phúc biết chia sẻ hạnh phúc mình với mọi người chung quanh\…
 
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sẽ mãi là một hình ảnh sống động, đẹp đẽ tốt lành trong sự mến mộ không cùng của người viết.  Một lần nữa xin cám ơn cha chánh xứ, cha phó xứ, cha già Bích và các cụ, các bác cùng các anh chị em trong giáo xứ và các bạn trong nhóm HuongVeTayNguyen Dallas đã để lại trong lòng người viết một kỷ niệm thân thương chưa từng thấy.
 
Bang-An-Sa, Houston
  |     |  In Bài  In